Tin mới nhất

TUYỂN SINH

18/04/2018

THÔNG BÁO Về việc hướng dẫn ôn tập môn Năng khiếu hệ chính quy – Năm 2018 Thực hiện kế hoạch tuyển sinh năm 2018, Trường Cao ...


Thứ Tư, 27-02-2013 | 14:12

CHUẨN ĐẦU RA

Chuẩn đầu ra của các ngành thuộc khoa Mĩ thuật

* CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH SP MĨ THUẬT

1. Kiến thức

  • Nhận thức đúng đắn các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh..
  • Nắm vững đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng, Nhà nước.
  • Nắm vững hệ thống các kiến thức cơ bản về mĩ thuật.
  • Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, về tâm lí giáo dục, khoa học sư phạm và phương pháp dạy học bộ môn mĩ thuật.
  • Nắm vững chương trình, nội dung và phương pháp dạy mĩ thuật ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
  • Trình độ tin học tương đương A.
  • Trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 300.

2. Kỹ năng

  • Tổ chức thực hiện công tác giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở trong giờ chính khóa.
  • Hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa về mĩ thuật ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
  • Thực hành các hoạt động mĩ thuật trong trường, lớp, các hoạt động lễ hội của nhà trường và địa phương.
  • Tổ chức và thực hiện các hoạt động Đoàn – Đội trong trường phổ thông.
  • Quan sát, phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu mĩ thuật.
  • Phân tích, đánh giá được tác phẩm mĩ thuật cũng như sản phẩm của học sinh.
  • Vận dụng và phát huy được vốn mĩ thuật truyền thống của dân tộc trong giảng dạy và các hoạt động mĩ thuật.
  • Thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mĩ thuật ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
  • Giao tiếp và ứng xử sư phạm.
  • Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3. Thái độ

  • Có ý thức trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Yêu nghề, yêu thương học sinh, tha thiết với sự nghiệp giáo dục.
  • Đúng mực trong các quan hệ xã hội, quan hệ với đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh.
  • Thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực; có ý thức kỷ luật và tác phong sư phạm. Có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công việc.
  • Có quan điểm tình cảm thẩm mĩ đúng đắn.
  • Có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.

4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

  • Giáo viên dạy mĩ thuật ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
  • Giáo viên dạy các lớp năng khiếu mĩ thuật ở các câu lạc bộ, nhà thiếu nhi, trung tâm văn hoá.
  • Chuyên viên làm việc tại Ban văn hóa-thông tin ở địa phương, . . . .

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Học liên thông lên trình độ đại học chuyên ngành Mĩ thuật.
  • Học liên thông các ngành khác trong trường.

 

* CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH ĐỒ HỌA

1. Kiến thức

  • Nhận thức đúng đắn các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Nắm vững kiến thức chung về mỹ thuật.
  • Nắm vững kiến thức về thiết kế các mẫu sản phẩm quảng cáo công thương nghiệp, văn hóa phẩm… đáp ứng nhu cầu đa dạng của mỹ thuật ứng dụng trong thực tiễn.
  • Nắm vững kiến thức in- khắc thủ công và kỹ thuật chế bản điện tử
  • Phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc kết hợp với xu hướng phát triển công nghiệp của thời đại.
  • Trình độ tin học tương đương B.
  • Trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 300.

2.  Kỹ năng

  • Vẽ tay và sử dụng các phần mềm đồ họa để thiết kế các mẫu sản phẩm  quảng cáo công thương nghiệp, văn hóa phẩm…
  • Sử dụng được các công cụ trong kỹ thuật in- khắc thủ công, kỹ thuật chế bản điện tử.
  • Tạo mẫu sản phẩm phối hợp giữa truyền thống và hiện đại.
  • Làm việc  độc lập và theo nhóm, giao tiếp và phân tích đánh giá sản phẩm đồ họa.
  • Tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3. Thái độ

  • Yêu nước, trung thành với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
  • Có thái độ nhiệt tình, tích cực trong học tập và công tác. Có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công việc.
  • Có ý thức phát huy truyền thống dân tộc, vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ, có tinh thần hợp tác trong công việc.

4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

  • Chuyên viên thiết kế đồ họa: tạo mẫu và thiết kế một sản phẩm đồ họa mang tính thực tiễn.
  • Chuyên viên tư vấn sản xuất và tham gia xây dựng các kế hoạch chiến lược quảng cáo của công ty thiết kế hoặc đơn vị sản xuất.
  • Chuyên viên  kiêm nhiệm các vị trí: Concept (ý tưởng dành cho thiết kế), Photography (Ảnh dùng trong thiết kế đồ họa), Layout (Dựng trang), Pre-press (Chế bản cho in ấn) và Printing/Color Proof  (In ấn mẫu màu).

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Học liên thông lên trình độ đại học ngành Mĩ thuật công nghiệp.
  • Nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.