Thứ Tư, 19-12-2012 | 09:45

Tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số ngạch viên chức nhà nước (phần 2)

9. KẾ TOÁN VIÊN  CHÍNH (Mã số ngạch 06.030)

a) Chức trách

            Là công chức chuyên môn nghiệp vụ về tài chính.

            Nhiệm vụ cụ thể:

            - Tính toán tổng hợp và phân bố số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc kế toán mình phụ trách.

            - Tổ chức công việc kế toán (lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu, tài liệu, lập báo cáo, bảo quản, lưu trữ...) thuộc phạm vi các phần hành phần việc kế toán mình phụ trách.

            - Lập báo cáo nghiệp vụ thuộc các phần hành, phần việc kế toán và báo cáo kế toán định kỳ do kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về sự chính xác trung thực của các số liệu báo cáo.

            - Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần hành cho phân hành khác liên quan, cho lãnh đạo đơn vị và bộ phận trực thuộc.

            - Phân tích đánh giá việc bảo quản sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn hoặc kinh phí thuộc phần hành kế toán, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí.

            - Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên thuộc phần hành và các bộ phận liên quan. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán của kế toán viên cấp trên.

            b) Hiểu biết

            - Nắm vững chế độ kế toán ngành và lĩnh vực.

            - Nắm được đặc điểm chế độ kế toán ngành, lĩnh vực khác.

            - Nắm được những vấn đề cơ bản về pháp luật kinh tế, các chính sách chế độ tài chính, tín dụng liên quan đến công việc kế toán thuộc ngành, lĩnh vực của mình.

            - Nắm chắc qui trình tổ chức công việc kế toán của các phần hành kế toán và mô hình tổ chức bộ máy kế toán của các loại hình sản xuất kinh doanh hoặc hành chính sự nghiệp.

            - Nắm được những đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động hành chính sự nghiệp, tổ chức qui trình công nghệ, các định mức kinh tế kỹ thuật, tài chính ngành và xí nghiệp.

            - Có kiến thức toán kinh tế, phương pháp, xử lý số liệu bằng máy tính trong công tác kế toán, kiến thức kinh tế thị trường, phân tích kinh tế và thông tin kinh tế.

            c) Yêu cầu trình độ

            - Là kế toán viên có 09 năm thâm niên công tác.

- Qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế ngành.

            - Biết một ngoại ngữ (đọc hiểu tài liệu kế toán).

 


10. KẾ TOÁN VIÊN  (Mã số ngạch 06.031)

            a) Chức trách:

            Là công chức chuyên môn nghiệp vụ về tài chính.

            Nhiệm vụ cụ thể:

            - Tính toán tổng hợp và phân bố số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc kế toán mình phụ trách.

            - Tổ chức công việc kế toán (lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu, tài liệu, lập báo cáo, bảo quản, lưu trữ...) thuộc phạm vi các phần hành phần việc kế toán mình phụ trách.

            - Lập báo cáo nghiệp vụ thuộc các phần hành phần việc kế toán và báo cáo kế toán định kỳ do kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về sự chính xác trung thực của các số liệu báo cáo.

            - Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần hành cho phân hành khác liên quan, cho lãnh đạo đơn vị và bộ phận trực thuộc.

            - Phân tích đánh giá việc bảo quản sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn hoặc kinh phí thuộc phần hành kế toán, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí.

            - Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên thuộc phần hành và các bộ phận liên quan. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán của kế toán viên cấp trên.

            b) Hiểu biết

            - Nắm vững chế độ kế toán ngành và lĩnh vực.

            - Nắm được đặc điểm chế độ kế toán ngành, lĩnh vực khác.

            - Nắm được những vấn đề cơ bản về pháp luật kinh tế, các chính sách chế độ tài chính, tín dụng liên quan đến công việc kế toán thuộc ngành, lĩnh vực của mình.

            - Nắm chắc qui trình tổ chức công việc kế toán của các phần hành kế toán và mô hình tổ chức bộ máy kế toán của các loại hình sản xuất kinh doanh hoặc hành chính sự nghiệp.

            - Nắm được những đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động hành chính sự nghiệp, tổ chức qui trình công nghệ, các định mức kinh tế kỹ thuật, tài chính ngành và xí nghiệp.

            - Có kiến thức toán kinh tế, phương pháp, xử lý số liệu bằng máy tính trong công tác kế toán, kiến thức kinh tế thị trường, phân tích kinh tế và thông tin kinh tế.

            c) Yêu cầu trình độ

            - Tốt nghiệp đại học tài chính kế toán (đã qua thời gian tập sự).

            - Biết một ngoại ngữ (đọc hiểu tài liệu kế toán).

 


11. KẾ TOÁN VIÊN TRUNG CẤP  (Mã số ngạch 06.032)

            a) Chức trách

            Là công chức chuyên môn nghiệp vụ, làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở, thực hiện công việc của một phần hành kế toán ở đơn vị có qui mô nhỏ hoặc một phần việc của phần hành kế toán ở đơn vị có qui mô vừa và lớn.

            Nhiệm vụ cụ thể:

            - Thu thập, kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công.

            - Mở sổ và ghi chép các sổ kế toán chi tiết,sổ kế toán tổng hợp thuộc phần hành phần việc kế toán được phân công.

            - Lập báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ thuộc phần việc kế toán mình thực hiện và lập báo cáo kế toán định kỳ được kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước phụ trách phần hành và kế toán trưởng về sự chính xác trung thực của các số liệu báo cáo.

            - Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc phần hành của mình cho bộ phận có liên quan.

            - Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách.

            - Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách.

            - Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên sơ cấp thuộc phần hành. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán của kế toán viên cấp trên.

            b) Hiểu biết

            - Nắm vững nguyên lý kế toán.

            - Nắm được các chế độ, thể lệ kế toán ngành, lĩnh vực. Nắm chắc các qui định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán thuộc phần hành.

            - Nắm được được các chế độ tài chính, thống kê và thông tin kinh tế có liên quan đến phần hành.

            - Nắm chắc những nguyên tắc cơ bản về tổ chức lao động, kho tàng, quy trình công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất trong đơn vị.

            - Biết sử dụng các phương tiện tính toán dùng trong kế toán của đơn vị.

            c) Yêu cầu trình độ

            - Tốt nghiệp trung học kế toán (đã qua thời gian tập sự).

 

12. THỦ QUỸ (Mã số ngạch 06.035)
 

(Sẽ cập nhật sau).
13. GIẢNG VIÊN CAO CẤP (Mã số ngạch 15.109)

a) Chức trách

Là công chức chuyên môn cao nhất đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Giảng dạy với chất lượng tốt các giáo trình môn học chính của chuyên ngành đào tạo. Giảng dạy một số chuyên đề chính của chương trình đào tạo, bồi dưỡng sau đại  học; phát hiện và bồi dưỡng sinh viên giỏi của chuyên ngành đào tạo.

- Chủ trì hướng dẫn, chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học; có trách nhiệm bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giảng viên chính theo yêu cầu phát triển chuyên môn và nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành.

- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo theo chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học.

- Chủ trì được việc biên soạn giáo trình, sách giáo khoa bộ môn của ngành học.

- Tổng kết, đánh giá được kết quả giảng dạy đào tạo theo chuyên ngành và chủ động đề xuất cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành hoặc cấp nhà nước.

- Xây dựng, thông qua các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm, các công trình nghiên cứu để đóng góp vào sự phát triển của bộ môn, của chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo (nếu có yêu cầu).

b) Hiểu biết

- Nắm vững và vận dụng có hiệu quả đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo.

- Hiểu sâu kiến thức môn học chính của chuyên ngành đào tạo và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan.

- Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo, thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành ở trong và ngoài nước.

- Có kinh nghiệm và khả năng tổ chức, chỉ đạo tập thể giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học vào công tác giáo dục và đào tạo, vào sản xuất và đời sống.

c) Yêu cầu trình độ

- Có bằng tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo.

- Là giảng viên chính có thâm niên ở ngạch tối thiểu là 6 năm.

- Chính trị cao cấp.

- Sử dụng được 2 ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và giao tiếp quốc tế (ngoại ngữ thứ nhất tương đương với trình độ C, ngoại ngữ thứ hai ở trình độ B - là trình độ C đối với người dạy ngoại ngữ).

- Có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được Hội đồng khoa học Trường đại học hoặc ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.

 

14. GIẢNG VIÊN CHÍNH (Mã số ngạch 15.110)

            a) Chức trách:

            Là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng.

            Nhiệm vụ cụ thể:

            - Giảng dạy có chất lượng giáo trình chính của môn học được phân công. Tham gia giảng dạy ít nhất 1 chuyên đề đào tạo hoặc bồi dưỡng sau đại học. Tham gia bồi dưỡng sinh viên giỏi.

            - Chủ trì hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học (cao đẳng). Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn luận văn cao học, tham gia phản biện luận án tiến sĩ, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh và thực tập sinh (nếu có bằng tiến sĩ và có yêu cầu chuyên môn liên quan đến chuyên ngành đào tạo). Có trách nhiệm bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn.

            - Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo.

            - Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình (hay phần giáo trình) môn học, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, đào tạo.

            - Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp trường hoặc ngành; tham gia các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn hay chuyên ngành trong và ngoài nước.

            - Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn, quy trình nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

            - Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập hoặc công tác quản lý ở bộ môn, khoa, phòng, ban... thuộc trường.

            b) Hiểu biết

            - Hiểu sâu và có kinh nghiệm vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo bậc đại học và cao đẳng.

            - Hiểu biết sâu (cả về lý thuyết và thực hành) môn học được phân công và nắm được kiến thức cơ bản của môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo.

            - Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo; thực tế và xu hướng phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước.

            - Biết tập hợp và tổ chức cho tập thể giảng viên, sinh viên tiến hành nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giáo dục, đào tạo, vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

            c) Yêu cầu trình độ

            - Có bằng thạc sĩ trở lên.

            - Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất 9 năm.

            - Sử dụng được 1 ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên chính ngoại ngữ ).

            - Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp Khoa hoặc Trường công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn.

 

15. GIẢNG VIÊN (Mã số ngạch 15.111)

            a) Chức trách

            Là công chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng.

            Nhiệm vụ cụ thể:

            - Giảng dạy được phần giáo trình môn học được phân công.

            - Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.

            - Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm.

            - Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp Khoa hoặc Trường.

            - Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ theo quy chế các trường Đại học và Cao đẳng.

            - Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, cố vấn học tập...

            b) Hiểu biết

            - Hiểu và vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng.

            - Nắm vững kiến thức (cả về lý thuyết và thực hành) môn học được phân công.

            - Nắm được mục tiêu, kế hoạch, chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo; quy chế giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của trường.

            - Hiểu biết và có khả năng vận dụng những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học ở bậc đại học để nâng cao chất lượng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

            c) Yêu cầu trình độ

            - Có bằng cử nhân trở lên.

            - Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành.

            - Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học:

               + Chương trình chính trị - triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học.

               + Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc đại học.

            - Sử dụng được 1 ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên ngoại ngữ ).

                                                                   


16. GIÁO VIÊN MẦM NON (Mã số ngạch 15a.205 hoặc 15a.206)

            a) Chức trách

            Là công chức chuyên môn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi tại trường, lớp công lập.

            Nhiệm vụ cụ thể:

            - Chịu trách nhiệm quản lý số lượng cháu trong nhóm, lớp được phân công phụ trách.

            - Thực hiện nghiêm chỉnh nôi quy, quy chế của nhà trẻ, trường mẫu giáo, thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với điều kiện của từng nhà trẻ, trường mẫu giáo.

            - Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng mọi tài sản được giao.

            - Tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu theo phương pháp khoa học cho cha mẹ cháu và phối hợp chặt chẽ với cha mẹ cháu để thống nhất trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cháu ở gia đình.

            - Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

            b) Hiểu biết

            - Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và các quy định của ngành về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cháu.

            - Nắm vững tiêu chuẩn, kế hoạch, chương trình... các quy chế, nội quy và các quy định khác của ngành học mầm non.

            - Nắm được kiến thức, cơ bản về tâm lý, sinh lý và phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 03 đến 72 tháng tuổi, đặc biệt ở nhóm, lớp được phân công phụ trách.

            - Biết quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm lớp và của trường.

            - Biết phối hợp với cha mẹ các cháu trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

            c) Yêu cầu trình độ

            Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành giáo dục mầm non.

 

17. THƯ VIỆN VIÊN CHÍNH  (Mã số ngạch 17.169)

            a) Chức trách

            Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thư viện từ cấp huyện tỉnh hoặc tương đương trở lên; chủ trì, tổ chức và xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn thư viện có độ phức tạp cao.

            Nhiệm vụ cụ thể:

            - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn thư viện.

            - Tham gia biên soạn các quy trình nghiệp vụ, quy tắc kỹ thuật công tác thư viện.

            - Chủ trì tổ chức và thực hiện các chu trình, quá trình công tác nghiệp vụ của đơn vị và chịu trách nhiệm về chất lượng công việc được phân công.

            - Xây dựng kế hoạch bổ sung sách báo - tài liệu và thực hiện thành thạo công tác hướng dẫn tra cứu thông tin tài liệu cho người đọc, nghiên cứu theo chủ đề.

            - Bồi dưỡng hướng dẫn nghiệp vụ cho mạng lưới thư viện cấp dưới.

            - Tham gia chuẩn bị nội dung các hội nghị, hội thảo khoa học và thực tiễn về công tác thư viện.

            - Tổng kết, đánh giá và áp dụng các kinh nghiệm tiên tiến về nghiệp vụ. Áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong các khâu công tác thư viện.

            - Tham gia biên soạn giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thư viện cấp dưới và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp tỉnh trở lên.

            b) Hiểu biết

            - Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về kinh tế, khoa học - văn hóa và xã hội cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện - thư mục và thông tin. - Nắm vững các quy tắc, quy trình nghiệp vụ và quy phạm kỹ thuật thư viện - thông tin.

            - Nắm vững kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn và các quy tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản và bảo vệ sách báo.

            - Có tri thức xã hội học.

            - Biết sử dụng thành thạo vi tính.

            c) Yêu cầu trình độ

            - Tốt nghiệp đại học thư viện trở lên.

            - Thâm niên ở ngạch thư viện viên ít nhất 9 năm.

            - Biết một ngoại ngữ trình độ bằng C (đọc, dịch, nói thông thường).

            - Có công trình nghiên cứu khoa học hoặc đề án có tính sáng tạo về thư viện được hội đồng khoa học công nhận và đưa vào ứng dụng có hiệu quả..

 

18. THƯ VIỆN VIÊN  (Mã số ngạch 17.170)

            a) Chức trách

            Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thư viện từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên, thực hiện các chu trình, quá trình nghiệp vụ thư viện theo sự phân công.

            Nhiệm vụ cụ thể:

            - Lập kế hoạch xây dựng thư viện, xác định diện bổ sung và thu thập sách báo, tài liệu cũng như tổ chức công tác kỹ thuật như phân loại, mô tả, tổ chức mục lục, tổ chức kho sách và tổ chức phục vụ người đọc.

            - Tổng kết, rút kinh nghiệm áp dụng kinh nghiệm tiên tiến và tổ chức lao động khoa học trong thư viện.

            - Xây dựng các văn bản thống kê thư viện và báo cáo thường kỳ cho cơ quan quản lý thư viện và thư viện ngành dọc cấp trên.

            - Chịu trách nhiệm về công tác quản lý, tài sản, sách báo và cơ sở vật chất của thư viện được giao.

           


 b) Hiểu biết

            - Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về kinh tế, khoa học văn hóa và xã hội cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện, thư mục và thông tin.

            - Nắm được các quy tắc, quy trình và quy phạm nghiệp vụ thư viện và thông tin.

            - Nắm được các quy tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản và bảo vệ sách báo.

            - Biết sử dụng vi tính.

            - Có kinh nghiệm công tác thư viện, nắm được các công tác thư viện, nắm được các kinh nghiệm tiên tiến trong lĩnh vực chuyên môn để vận dụng.

            c) Yêu cầu trình độ

            - Tốt nghiệp Đại học thư viện (nếu đại học ngành khác phải qua lớp bồi dưỡng trình độ đại học thư viện).

            - Biết 1 ngoại ngữ trình độ bằng B (đọc, dịch được sách chuyên môn)

 

19. THƯ VIỆN VIÊN TRUNG CẤP (Mã số ngạch 17.171)

            a) Chức trách

            Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thư viện ở các cơ quan, đơn vị có thành lập thư viện.

            Nhiệm vụ cụ thể:

            - Đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ công tác chuyên môn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch, quy chế của thư viện bao gồm: lập kế hoạch, xác định diện bổ sung và thực hiện thu thập sách báo tài liệu cũng như tổ chức công tác kỹ thuật (mô tả, phân loại tài liệu, tổ chức mục lục, tổ chức sách và tổ chức phương thức phục vụ người đọc).

            - Hướng dẫn, tuyên truyền sách báo cho người đọc.

            - Thống kê và báo cáo thường kỳ về hiệu quả hoạt động lên cơ quan quản lý thư viện và thư viện ngành dọc cấp trên.

            b) Hiểu biết

            - Nắm được đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội, cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện

            - Nắm được các quy tắc, quy phạm nghiệp vụ thư viện.

            - Nắm được các quy tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản sách báo.

            - Biết sử dụng máy tính.

            c) Yêu cầu trình độ

            - Tốt nghiệp trung cấp thư viện (nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trình độ trung học thư viện).

            - Biết một ngoại ngữ trình độ bằng A.