Thứ Năm, 07-03-2013 | 14:24

Chuẩn đầu ra của ngành Dinh dưỡng cộng đồng

Bộ môn Kinh tế gia đình đang đào tạo và tuyển sinh chuyên ngành DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG Chuẩn đầu ra của sinh viên Bộ môn Kinh tế gia đình được ban hành trong quyết định số: 30 /QĐ-CĐSPTW-ĐT ngày 20 tháng 1 năm 2010 của Hiệu trưởng trường CĐSPTƯ TP.HCM

 

 

 

CHUẨN ĐẦU RA

ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ GIA ĐÌNH

CHUYÊN NGÀNH DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG

1. Kiến thức

  •  Nhận thức đúng đắn các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
  •  Nắm vững các tri thức khoa học cơ sở để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành Dinh dưỡng cộng đồng và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
  •  Nắm vững các kiến thức về chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng.
  •  Nắm vững kiến thức về kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm, qui trình làm việc của bếp ăn tập thể và công nghiệp.
  •  Có hiểu biết về kế toán bếp và quản trị bếp.
  •  Trình độ tin học tương đương A.
  •  Trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 300.

2. Kỹ năng

  • Chế biến, bảo quản và sáng tạo các món ăn, thức uống, các loại chè, bánh Việt Nam và một số nước Châu Á.
  • Xây dựng được thực đơn và khẩu phần dinh dưỡng cho các đối tượng (trẻ em các lứa tuổi, người lao động, vận động viên...).
  • Tổ chức, quản lý và điều hành bếp ăn tập thể cho các trường bán trú, nhà hàng, xí nghiệp,…
  • Tham vấn dinh dưỡng cho các đối tượng trong cộng đồng.
  • Tổ chức các sự kiện liên quan đến dinh dưỡng  trong sinh hoạt cộng đồng.
  • Sử dụng được các phần mềm chuyên ngành như: Nutri Kid, Nutritions, Việt nam – Eiyokun..
  •  Giao tiếp xã hội với các đối tượng trong chuyên môn nghiệp vụ.
  • Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3. Thái độ

  • Yêu nước, trung thành với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
  • Có lối sống lành mạnh, mẫu mực trong các quan hệ xã hội, quan hệ đồng nghiệp.
  • Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học, cầu tiến, ham học hỏi. Có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công việc.

4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

  • Chuyên viên dinh dưỡng tại các trung tâm dinh dưỡng, trường học, khách sạn – nhà hàng, bệnh viện, bếp ăn công nghiệp, sản xuất và dịch vụ,…
  • Chuyên viên quản lý bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp, khách sạn – nhà hàng, . . .

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Học liên thông lên đại học các ngành có liên quan: Dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến món ăn; Công nghệ thực phẩm của các trường khác.